Hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược tại Hồng Bàng

Cùng tìm hiểu hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược tại công ty Hồng Bàng.

Mỹ phẩm từ thảo dược – một xu hướng chưa bao giờ ngừng “hot”. Nắm bắt được xu thế đó, Công ty Hồng Bàng đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều sản phẩm mỹ phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng tốt, để lại dấu ấn đậm nét đối với người tiêu dùng và đang dần tạo dựng được thương hiệu trên thị trường.

 

Lên ý tưởng sản phẩm – bước đầu tiên trong hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược

Để có được một sản phẩm thành công, ý tưởng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ý tưởng càng độc đáo, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu thị trường thì sản phẩm càng có cơ hội thành công.

Ý tưởng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thị trường, đem đến lợi ích hoặc giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp cho người tiêu dùng. Các ý tưởng sản phẩm có thể đến từ khách hàng, các chuyên gia, đội ngũ marketing, cá nhân trong Hệ thống hoặc phòng Nghiên cứu phát triển.

Việc lên ý tưởng sản phẩm chính là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược thiên nhiên.

Xây dựng công thức – nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược

Với các ý tưởng sản phẩm đã được lựa chọn, phòng Nghiên cứu phát triển sẽ tìm hiểu, kết hợp với các chuyên gia xây dựng công thức thành phần chính tạo nên tác dụng của sản phẩm, an toàn cho người sử dụng. Với định hướng sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hầu hết các sản phẩm của Hệ thống đều có thành phần chiết xuất từ dược liệu và là xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nghiên cứu bào chế

Đặc trưng của các sản phẩm mỹ phẩm là sử dụng bên ngoài cơ thể và rất đa dạng về mặt bào chế, bao gồm: bột, bột nhão, dung dịch, nhũ tương, hỗn dịch, gel,… trong đó thường gặp nhất là dạng gel, bột nhão, dung dịch (nước súc miệng, xịt khoáng, nước hoa hồng…) hoặc nhũ tương (kem, gel-kem, lotion…). Các sản phẩm được nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược hiện tại của công ty cũng chủ yếu thuộc các dạng bào chế trên. Do đặc điểm khác biệt của da và những đặc điểm nhiệt động học riêng biệt của dạng bào chế, việc nghiên cứu và đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm khó khăn hơn rất nhiều so với các sản phẩm đường uống thông thường dạng cốm, bột, viên nén, viên nang. Để nghiên cứu bào chế mỹ phẩm từ thảo dược thành công mặc dù cũng trải qua các công đoạn chính như: lựa chọn nguyên liệu tá dược, nghiên cứu bào chế, nghiên cứu độ ổn định, thử an toàn… Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có những điểm khác biệt so với các sản phẩm thông thường.

Những lưu ý đặc biệt trong nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược

Da có cấu trúc, chức năng và các đặc tính sinh lý đặc biệt nên việc hấp thu các hoạt chất gặp khá nhiều khó khăn. Hoạt chất được thấm qua da qua theo ba đường chính: nội bào, qua khoảng hở của các tế bào và qua các lỗ chân lông hoặc tóc. Cấu trúc của da gồm có hai phần chính: biểu bì và hạ bì, nằm giữa hai lớp còn có một lớp mỏng gọi là lớp màng nền. Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của có chức năng là hàng rào bảo vệ của cơ thể; có bản chất là một lớp biểu mô có vảy, phân tầng; gồm các tế bào keratin tăng sinh cơ sở và các tế bào keratin biệt hóa. Biểu bì được chia thành 5 lớp từ trong ra ngoài, gồm: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng. Các tế bào sừng có bản chất là các tế bào chết, dẹt, màng dày, không có nhân và các bào quan, thành phẩn chủ yếu là sợi keratin, xếp chống chất lên nhau. Hàm lượng nước của lớp biểu bì thấp và lớp biểu bì không có mạch máu. Các yếu tố này cản trở sự hấp thu hoạt chất. Theo các nghiên cứu, sự hấp thu hoạt chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái của da, trạng thái lớp sừng, độ kiềm toan của da, ngoài ra còn phụ thuộc bản chất hóa học (đặc tính thân dầu thân nước của hoạt chất), và sự hỗ trợ của hệ chất nền. Do đó trong quá trình nghiên cứu cần lựa chọn được dạng hoạt chất, thiết kế hệ tá dược phù hợp giúp tăng tính thấm của hoạt chất qua da.

Mỹ phẩm từ thảo dược – một xu hướng chưa bao giờ ngừng “hot”. Nắm bắt được xu thế đó, Công ty Hồng Bàng đã nghiên cứu, sản xuất thành công nhiều sản phẩm mỹ phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng tốt, để lại dấu ấn đậm nét đối với người tiêu dùng và đang dần tạo dựng được thương hiệu trên thị trường. Lên ý tưởng sản phẩm – bước đầu tiên trong hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược Để có được một sản phẩm thành công, ý tưởng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ý tưởng càng độc đáo, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu thị trường thì sản phẩm càng có cơ hội thành công. Ý tưởng sản phẩm xuất phát từ nhu cầu thị trường, đem đến lợi ích hoặc giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp cho người tiêu dùng. Các ý tưởng sản phẩm có thể đến từ khách hàng, các chuyên gia, đội ngũ marketing, cá nhân trong Hệ thống hoặc phòng Nghiên cứu phát triển. Việc lên ý tưởng sản phẩm chính là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Xây dựng công thức – nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược Với các ý tưởng sản phẩm đã được lựa chọn, phòng Nghiên cứu phát triển sẽ tìm hiểu, kết hợp với các chuyên gia xây dựng công thức thành phần chính tạo nên tác dụng của sản phẩm, an toàn cho người sử dụng. Với định hướng sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hầu hết các sản phẩm của Hệ thống đều có thành phần chiết xuất từ dược liệu và là xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu bào chế Đặc trưng của các sản phẩm mỹ phẩm là sử dụng bên ngoài cơ thể và rất đa dạng về mặt bào chế, bao gồm: bột, bột nhão, dung dịch, nhũ tương, hỗn dịch, gel,… trong đó thường gặp nhất là dạng gel, bột nhão, dung dịch (nước súc miệng, xịt khoáng, nước hoa hồng…) hoặc nhũ tương (kem, gel-kem, lotion...). Các sản phẩm được nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược hiện tại của công ty cũng chủ yếu thuộc các dạng bào chế trên. Do đặc điểm khác biệt của da và những đặc điểm nhiệt động học riêng biệt của dạng bào chế, việc nghiên cứu và đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm khó khăn hơn rất nhiều so với các sản phẩm đường uống thông thường dạng cốm, bột, viên nén, viên nang. Để nghiên cứu bào chế mỹ phẩm từ thảo dược thành công mặc dù cũng trải qua các công đoạn chính như: lựa chọn nguyên liệu tá dược, nghiên cứu bào chế, nghiên cứu độ ổn định, thử an toàn... Tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có những điểm khác biệt so với các sản phẩm thông thường. Những lưu ý đặc biệt trong nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược Da có cấu trúc, chức năng và các đặc tính sinh lý đặc biệt nên việc hấp thu các hoạt chất gặp khá nhiều khó khăn. Hoạt chất được thấm qua da qua theo ba đường chính: nội bào, qua khoảng hở của các tế bào và qua các lỗ chân lông hoặc tóc. Cấu trúc của da gồm có hai phần chính: biểu bì và hạ bì, nằm giữa hai lớp còn có một lớp mỏng gọi là lớp màng nền. Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của có chức năng là hàng rào bảo vệ của cơ thể; có bản chất là một lớp biểu mô có vảy, phân tầng; gồm các tế bào keratin tăng sinh cơ sở và các tế bào keratin biệt hóa. Biểu bì được chia thành 5 lớp từ trong ra ngoài, gồm: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng. Các tế bào sừng có bản chất là các tế bào chết, dẹt, màng dày, không có nhân và các bào quan, thành phẩn chủ yếu là sợi keratin, xếp chống chất lên nhau. Hàm lượng nước của lớp biểu bì thấp và lớp biểu bì không có mạch máu. Các yếu tố này cản trở sự hấp thu hoạt chất. Theo các nghiên cứu, sự hấp thu hoạt chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái của da, trạng thái lớp sừng, độ kiềm toan của da, ngoài ra còn phụ thuộc bản chất hóa học (đặc tính thân dầu thân nước của hoạt chất), và sự hỗ trợ của hệ chất nền. Do đó trong quá trình nghiên cứu cần lựa chọn được dạng hoạt chất, thiết kế hệ tá dược phù hợp giúp tăng tính thấm của hoạt chất qua da. Xét về mặt bào chế, nguồn nguyên liệu, tá dược là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của sản phẩm. Với các dạng dung dịch và nhũ tương, nguyên liệu và tá dược cần được lựa chọn sao cho phù hợp với kỹ thuật bào chế, nghĩa là có thể phân tán trong môi trường phân tán pha dầu hoặc pha nước. Ngoài ra, do đặc tính kém ổn định của hệ phân tán, các nguyên liệu và tá dược phải hạn chế tối đa sự tương tác với nhau và với bao bì sản phẩm. Ví dụ, với các sản phẩm dạng kem, việc tìm kiếm chất nhũ hóa có khả năng nhũ hóa tốt, khoảng pH làm việc gần với pH của sản phẩm và không tương kỵ với các thành phần hoạt chất trong công thức là yếu tố quyết định trong việc nghiên cứu bào chế sản phẩm mỹ phẩm. Ngoài ra, khác với các sản phẩm dạng rắn, sự sai khác giữa các lô nguyên liệu cũng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng và độ ổn định sản phẩm. Do đó, nguyên liệu, tá dược dùng cho mỹ phẩm cần có chất lượng, đồng lô là một trong những chìa khóa để sản xuất những lô thành phẩm ổn định. Với cao dược liệu, phương pháp chiết xuất truyền thống không phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm do chất lượng không đồng nhất giữa các lô nguyên liệu. Chính vì vậy, cần nghiên cứu công nghệ chiết xuất tốt nhất, nguyên liệu phải được tiêu chuẩn hóa. Với đặc thù riêng, không giống các dạng bào chế rắn, các sản phẩm mỹ phẩm đòi hỏi các thiết bị nghiên cứu và sản xuất riêng biệt, chuyên dụng như: các bồn pha chế riêng biệt, thiết bị lọc, thiết bị khuấy trộn, nhũ hóa… Việc nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược cần đảm bảo các yếu tố chất lượng, độ ổn định và phù hợp với công nghệ sản xuất. Đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm đặc biệt là thể chất là một công việc khó khăn hơn so với các dạng sản phẩm khác. Các sản phẩm mỹ phẩm ở dạng kem-nhũ tương với bản chất hệ phân tán dị thể gồm hai pha dầu nước nên rất dễ xảy ra hiện tượng tách lớp làm biến đổi thể chất của sản phẩm. Đối với các sản phẩm dạng lỏng, do các hợp chất trong chiết xuất thực vật có phân tử lượng lớn nên việc kết tủa lắng cặn có thể xảy ra. Việc theo dõi độ ổn định, đánh giá an toàn của sản phẩm mỹ phẩm cần tiến hành đầy đủ và khắt khe hơn. Trong quá trình theo dõi và đánh giá, nếu có bất kì chỉ tiêu nào không đạt phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, khắc phục và cải tiến công thức. Sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược Các sản phẩm sau khi nghiên cứu đảm bảo độ ổn định trên phòng thí nghiệm sẽ được triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược vẫn có thể xảy ra nhiều sự cố do sự chênh lệch về sản lượng, sự sai khác về thông số thiết bị giữa hai quy mô. Mỗi sự cố đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của nhóm nghiên cứu viên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất cùng chuyên gia để xử lý và hoàn thiện quy trình sản xuất. Nhờ tinh thần nỗ lực, cố gắng, miệt mài không mệt mỏi của đội ngũ nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban khác, sự quan tâm của Ban lãnh đạo, các sản phẩm mỹ phẩm của công ty Hồng Bàng đã và đang tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các sản phẩm tăng dần đi kèm với sự đa dạng về dạng bào chế. Trong thời gian tới, hi vọng các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên của công ty sẽ ngày càng phát triển. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nghiên cứu viên, kỹ thuật sản xuất vững vàng chuyên môn, Hồng Bàng tự tin khẳng định là đơn vị nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược và có những đột phá mới.

Xét về mặt bào chế, nguồn nguyên liệu, tá dược là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của sản phẩm. Với các dạng dung dịch và nhũ tương, nguyên liệu và tá dược cần được lựa chọn sao cho phù hợp với kỹ thuật bào chế, nghĩa là có thể phân tán trong môi trường phân tán pha dầu hoặc pha nước. Ngoài ra, do đặc tính kém ổn định của hệ phân tán, các nguyên liệu và tá dược phải hạn chế tối đa sự tương tác với nhau và với bao bì sản phẩm. Ví dụ, với các sản phẩm dạng kem, việc tìm kiếm chất nhũ hóa có khả năng nhũ hóa tốt, khoảng pH làm việc gần với pH của sản phẩm và không tương kỵ với các thành phần hoạt chất trong công thức là yếu tố quyết định trong việc nghiên cứu bào chế sản phẩm mỹ phẩm. Ngoài ra, khác với các sản phẩm dạng rắn, sự sai khác giữa các lô nguyên liệu cũng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng và độ ổn định sản phẩm. Do đó, nguyên liệu, tá dược dùng cho mỹ phẩm cần có chất lượng, đồng lô là một trong những chìa khóa để sản xuất những lô thành phẩm ổn định. Với cao dược liệu, phương pháp chiết xuất truyền thống không phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm do chất lượng không đồng nhất giữa các lô nguyên liệu. Chính vì vậy, cần nghiên cứu công nghệ chiết xuất tốt nhất, nguyên liệu phải được tiêu chuẩn hóa.

Với đặc thù riêng, không giống các dạng bào chế rắn, các sản phẩm mỹ phẩm đòi hỏi các thiết bị nghiên cứu và sản xuất riêng biệt, chuyên dụng như: các bồn pha chế riêng biệt, thiết bị lọc, thiết bị khuấy trộn, nhũ hóa… Việc nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược cần đảm bảo các yếu tố chất lượng, độ ổn định và phù hợp với công nghệ sản xuất.

Đảm bảo độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm đặc biệt là thể chất là một công việc khó khăn hơn so với các dạng sản phẩm khác. Các sản phẩm mỹ phẩm ở dạng kem-nhũ tương với bản chất hệ phân tán dị thể gồm hai pha dầu nước nên rất dễ xảy ra hiện tượng tách lớp làm biến đổi thể chất của sản phẩm. Đối với các sản phẩm dạng lỏng, do các hợp chất trong chiết xuất thực vật có phân tử lượng lớn nên việc kết tủa lắng cặn có thể xảy ra.

Việc theo dõi độ ổn định, đánh giá an toàn của sản phẩm mỹ phẩm cần tiến hành đầy đủ và khắt khe hơn. Trong quá trình theo dõi và đánh giá, nếu có bất kì chỉ tiêu nào không đạt phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, khắc phục và cải tiến công thức.

hanh trinh nghien cuu san xuat my pham tu thao duoc (1)

Sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược

Các sản phẩm sau khi nghiên cứu đảm bảo độ ổn định trên phòng thí nghiệm sẽ được triển khai sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược vẫn có thể xảy ra nhiều sự cố do sự chênh lệch về sản lượng, sự sai khác về thông số thiết bị giữa hai quy mô. Mỗi sự cố đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của nhóm nghiên cứu viên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất cùng chuyên gia để xử lý và hoàn thiện quy trình sản xuất.

Nhờ tinh thần nỗ lực, cố gắng, miệt mài không mệt mỏi của đội ngũ nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của các phòng ban khác, sự quan tâm của Ban lãnh đạo, các sản phẩm mỹ phẩm của công ty Hồng Bàng đã và đang tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng các sản phẩm tăng dần đi kèm với sự đa dạng về dạng bào chế. Trong thời gian tới, các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên của công ty sẽ ngày càng được đầu tư phát triển. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nghiên cứu viên, kỹ thuật sản xuất vững vàng chuyên môn, Hồng Bàng tự tin khẳng định là đơn vị nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm từ thảo dược và có những đột phá mới.

Một số sản phẩm mỹ phẩm được nghiên cứu sản xuất từ thảo dược của công ty Hồng Bàng.

Azacne Explaq

Su Bac kem danh rang Vsmile

Cùng nhau thảo luận