Dịch vụ xin xác nhận công bố thực phẩm chức năng
Công ty Hồng Bàng cung cấp dịch vụ xin xác nhận công bố thực phẩm chức năng
Bất kỳ sản phẩm nào trước khi đưa hàng đưa ra thị trường đều phải có công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại cơ quan chức năng, nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa trong quá trình lưu thông và đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn trước khi đến tay người tiêu dùng. Với các sản phẩm thực phẩm chức năng thì càng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế là đơn vị xem xét hồ sơ và cấp bản Xác nhận công bố phù hợp quy định An Toàn Thực phẩm (gọi tắt là Số công bố) cho các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng lưu hành tại Việt Nam bao gồm Thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học (còn gọi là: Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt) và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Công ty Hồng Bàng cung cấp các dịch vụ xin xác nhận công bố thực phẩm chức năng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các bước thực hiện xin xác nhận công bố thực phẩm chức năng (hay xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của thực phẩm chức năng)
Kiểm nghiệm sản phẩm
Những sản phẩm đăng ký lần đầu (sản phẩm mới) thì trước hết phải trải qua khâu nghiên cứu sản phẩm mẫu (bao gồm: bào chế mẫu, kiểm nghiệm, theo dõi độ ổn định, đánh giá độ an toàn, đánh giá tác dụng…); Đối với các sản phẩm đang lưu hành hết hạn số công bố thì kiểm nghiệm thành phẩm lưu hành để kiểm nghiệm.
Công bố chất lượng sản phẩm
Công bố sản phẩm là bước hoàn thiện hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng (Cục An Toàn Thực Phẩm) để cấp số công bố cho sản phẩm. Từ cuối năm 2014, hồ sơ xin số công bố tại cục An Toàn Thực Phẩm được thực hiện online (qua cổng điện tử của Cục ATTP) thay vì bản cứng như trước đây. Bộ Hồ sơ sản phẩm có một số phần chính sau: Bản thông tin chi tiết sản phẩm, là phần quan trọng nhất của hồ sơ, mỗi doanh nghiệp công bố chất lượng sản phẩm chi tiết để cơ quan chức năng xem xét cấp số công bố, bao gồm các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu vi sinh vật, chỉ tiêu kim loại nặng, chỉ tiêu hóa chất độc hại không mong muốn, công bố về thành phần sản phẩm, công bố công dụng, đối tượng sử dụng, hạn sử dụng sản phẩm, chất liệu bao gói, xuất xứ và thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa…; các giấy tờ khác liên quan đến sản phẩm như: nhãn sản phẩm, quy trình sản xuất, cơ chế tác dụng, kế hoạch kiểm soát chất lượng, kế hoạch giám sát định kỳ; các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, giấy chứng nhận GMP hay ISO (nếu có).
Cấp số công bố cho sản phẩm
Sau khi doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, nộp lệ phí theo quy định. Cục An toàn thực phẩm tiến hành thẩm xét hồ sơ theo trình tự và các quy định đã được Bộ Y Tế ban hành như: QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; 46/2007/QĐ-BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm; 19/2012/TT-BYT – Thông tư Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trong quá trình thẩm xét hồ sơ, Cục An Toàn Thực phẩm có thể gửi yêu cầu sửa đổi bổ sung tới doanh nghiệp yêu cầu chỉnh sửa lại các điểm chưa phù hợp với các quy định, thông tư của TPCN tại Việt Nam. Sau quá trình chỉnh sửa Hồ sơ sẽ được cấp số công bố cho sản phẩm.