Cuộc chiến chất lượng trong sản xuất TPCN đạt tiêu chuẩn GMP
Trong suốt quá trình vận hành nhà máy theo nguyên tắc GMP, Hệ thống IMC nói chung và Công ty Hồng Bàng nói riêng không ngừng đào tạo đội ngũ nhân sự, đầu tư trang thiết bị, xây dựng hệ thống quy trình… nhằm mục đích cuối cùng cho ra đời những dòng sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm… có chất lượng tốt nhất.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành trong thời gian vừa qua thêm một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn và tầm nhìn dài hạn của Hồng Bàng trong cuộc chiến chất lượng trong sản xuất TPCN đạt tiêu chuẩn GMP.
Theo Nghị định này, từ 1/7/2019 tới đây, tất cả những cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) nếu không đạt chuẩn GMP sẽ không được tiếp tục sản xuất. Điều này không chỉ bảo vệ QUYỀN LỢI chính đáng cho các doanh nghiệp sản xuất tận tâm như Công ty Hồng Bàng, mà còn “thanh lọc hóa” thị trường và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Trước đây, Việt Nam chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung.
Chỉ có một số rất ít những công ty quan tâm đến yếu tố chất lượng mới TỰ MÌNH áp dụng vận hành theo “Nguyên tắc GMP” (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt). Các nhà máy sản xuất TPCN như IMC, Âu Cơ, Hồng Bàng là một trong các ví dụ điển hình cho việc tự thân này.
Việc không có quy định cụ thể từ cơ quan chức năng có thể gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi trong khi những cơ sở muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất Việc không có quy định cụ thể từ cơ quan chức năng có thể gây mất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi trong khi những cơ sở sản xuất TPCN đạt tiêu chuẩn GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều cơ sở chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng lụp xụp, trang bị một vài thiết bị đóng gói… là đã sản xuất thực phẩm chức năng và đưa sản phẩm ra thị trường, người tiêu dùng “không biết đâu mà lần”.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Bộ Y tế, ở nước ta có khoảng 10.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên nếu chúng ta áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP TPBVSK thì Bộ Y tế ước tính, số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng trên dưới 2.000 cơ sở.
Với những cơ sở này, theo lộ trình thực hiện GMP đã được Bộ Y tế đề ra, nếu sau 1/7/2019 mà vẫn không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.
Yêu cầu GMP đối với sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe không khác gì GMP đối với cơ sở sản xuất thuốc. Điều đầu tiên là cơ sở vật chất, từ nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm…
Thứ hai là yếu tố về con người, trong đó người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất (khắc phục tình trạng hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng không có kiến thức về y, dược, dinh dưỡng).
Điểm nữa là quy định về hệ thống hồ sơ sổ sách rất chặt chẽ, nhất là kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào. Cùng đó, hệ thống kiểm nghiệm cũng phải đạt yêu cầu.