Chứng nhận Halal & thị trường tiêu dùng Hồi giáo chưa được khai thác

Chứng nhận Halal & thị trường tiêu dùng Hồi giáo chưa được khai thác
Chứng nhận Halal là chứng nhận không chỉ dành cho người tiêu dùng Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới. Chứng nhận này còn nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng không theo đạo Hồi bởi nó đảm bảo về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Chứng nhận Halal không còn là mối quan tâm riêng của người tiêu dùng Hồi giáo mà còn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng không theo đạo Hồi.

Sự quốc tế hóa đã mở ra một thị trường thương mại đa dạng giữa các quốc gia phát triển và các nền kinh tế đang phát triển. Khi người tiêu dùng trên toàn thế giới đang ngày càng được cung cấp nhiều hơn kiến thức về dinh dưỡng, về chăm sóc sức khỏe cá nhân, về việc bổ sung các dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, thì yêu cầu về việc ghi nhãn sản phẩm đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Cũng chính vì thế, chứng nhận Halal không còn là mối quan tâm riêng của người tiêu dùng Hồi giáo mà còn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng không theo đạo Hồi. Thị trường sản phẩm Halal ngày càng mở rộng. Ước tính, doanh thu từ sản phẩm Halal năm 2015 đạt 20 tỷ USD, bao gồm các loại thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm ăn kiêng và thực phẩm chức năng. Các thành phần được cấp chứng nhận Halal cũng được người tiêu dùng tìm kiếm nhiều hơn.

Chứng nhận Halal là gì?

Halal là một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được cho phép” theo luật Sharia. Khái niệm này mở rộng đến tất cả các khía cạnh của lối sống Hồi giáo, bao gồm các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm và dinh dưỡng. Ngược lại với halal là haram, có nghĩa là “bất hợp pháp” hoặc “bị cấm”. Các sản phẩm thịt lợn, rượu, và bất kỳ chất phụ gia nào có chứa cồn và một số phụ phẩm động vật khác đều được coi là haram.
Một sản phẩm được coi là Halal trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ (bao gồm cả thực phẩm, dược phẩm và thực phẩm bổ sung) đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống Hồi giáo. Điều này được thực kiện, kiểm soát thông qua bên giám sát độc lập thứ 3. Các công ty, tổ chức này sẽ đảm bảo việc giáp sát quy trình sản xuất, thực hiện kiểm tra thường xuyên cơ sở sản xuất, nguyên liệu đầu vào có truy xuất được nguồn gốc không cũng như quy trình sản xuất ra sản phẩm có đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn Halal.
Chứng nhận Halal & thị trường tiêu dùng Hồi giáo chưa được khai thác
Tuy nhiên, một quan điểm sai lầm của người tiêu dùng khi tìm hiểu về Halal là các nhà chứng nhận Halal cũng kiểm tra độ an toàn các sản phẩm và thành phẩm. Thực tế, vấn đề an toàn của các sản phẩm này là trách nhiệm của cơ quan quản lý hoặc các bên thứ 3 khác. Nhà chứng nhận Halal chỉ quan tâm đến các sản phẩm được coi là lành mạnh này có đáp ứng được định nghĩa về Halal.

Thị trường Hồi giáo ngày càng mở rộng

Trước đây, có những quan điểm sai lầm rằng, thị trường Hồi giáo là một thị trường nhỏ trên toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng người tiêu dùng Hồi giáo đang có sự phát triển nhanh chóng. Người Hồi giáo chiếm 1,6 tỷ người trên thế giới, dự kiến sẽ tăng lên đến 2,2 tỷ vào năm 2030, chiếm 26% dân số thế giới. Ngoài Trung Đông, Đông Nam Á là khu vực có 40% dân số là người Hồi giáo, tương đương với khoảng 240 triệu người là người tiêu dùng sản phẩm Halal.
Sự gia tăng của dân số Hồi giáo đã ngày càng thúc đẩy sự phát triển của các nhà sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận Halal, từ thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
Một vấn đề khác là sự gia tăng của nhóm người Hồi giáo trẻ tuổi. Gần 60% dân số Hồi giáo dưới 30 tuổi, được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của việc bổ sung dinh dưỡng. Do cơ sở tiêu dùng rộng lớn này, nhu cầu về các sản phẩm Halal đang gia tăng mỗi năm và các nhà sản xuất/phân phối được chứng nhận Halal đang mở rộng sự tuân thủ các điều kiện cho sản phẩm của họ. Các sản phẩm dược mỹ phẩm (nutralceuticals) đạt chứng nhận Halal hiện chiếm 6% thị trường sản phẩm Halal toàn cầu, tương đương 2,3 nghìn tỷ USD.

chứng nhận Halal

Báo cáo “Tình hình kinh tế Hồi giáo Toàn cầu năm 2013” của Thomson Reuter năm 2013 cho thấy, chi tiêu cho dược phẩm toàn cầu của Hồi giáo là 70 tỷ USD vào năm 2012. Cùng với sự hiểu biết của người tiêu dùng ngày càng tăng về nhu cầu về sức khoẻ và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, thị trường dinh dưỡng cũng có tiềm năng tăng giá trị ở các quốc gia Hồi giáp. Indonexia – quốc gia tiêu thụ lương thực halal lớn nhất thế giới – tiêu khoảng 197 tỷ USD vào năm 2013 – đứng thứ ba về chi tiêu cho ngành dược phẩm Hồi giáo. Và ý thức về chăm sóc sức khỏe chủ động sức khoẻ đang ngày càng trở nên phổ biến ở quốc gia đông dân này. Nhóm các sản phẩm được chú trọng là vitamin, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng đã tăng khoảng 11% so với 2 năm trước đó. Con số này dự kiến sẽ còn tăng cao trong những năm tiếp theo.
Khi được hỏi, người tiêu dùng khẳng định họ thích dùng thuốc không theo đơn và các sản phẩm bổ sung kết hợp với chế độ dinh dưỡng hơn là sử dụng thuốc kê đơn. Bởi, nhờ đó mà họ tiết kiện được chi phí y tế và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dự phòng. Báo cáo hướng dẫn kinh doanh toàn cầu năm 2013 cũng khẳng định, thị trường thực phẩm bổ sung tăng 17% so với thị trường dược, chứng tỏ sự quan tâm của người tiêu dùng đang có xu hướng dịch chuyển lớn.

Như vậy, người tiêu dùng đang tìm kiếm một lối sống lành mạnh hơn và họ nhận ra rằng, những sản phẩm tuân thủ đúng các nguyên tắc sản xuất, bao gồm cả Halal, GMP sẽ giúp họ có được những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng. Họ tìm kiếm các dấu hiệu được ghi chi tiết trên nhãn khi mua hàng (ví dụ GMO, GMP, GACP, Halal…) và các dấu hiệu này đồng nghĩa với chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng tốt, bởi, chúng cho thấy rằng các nhà sản xuất đã nỗ lực nhiều hơn để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu cụ thể. Như vậy, chứng nhận Halal – tương tự như Chứng nhận GMP-HS, đã trở thành dấu hiệu về chất lượng và hiệu quả, được người tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn. Nó trở thành cơ hội để các doanh nghiệp bổ sung công thức, tiếp thị sản phẩm, tạo ra các chiến lược và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của các chất/các sản phẩm Halal, nhằm nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe tổng quát cho chính mình.
Chứng nhận Halal giúp kiểm tra, kiểm soát nguyên liệu sản xuất, cơ sở sản xuất và các phương pháp được ứng dụng để sản xuất sản phẩm thực phẩm bổ sung. Bên thứ 3 giúp kiểm soát nhà sản xuất có tuân thủ đúng các yếu tố được quy định trong Halal hay không.

Nguồn: Healthplus.vn

Cùng nhau thảo luận